Vào năm 2020, Ấn Độ vượt qua Nga chính thức trở thành nước có người nhiễm dịch Covid-19 cao thứ 3 trên thế giới. Cũng như nhiều nước khác, đại dịch bệnh này đã phơi bày nhiều mặt trái trong đời sống xã hội, cũng như đẩy nền kinh tế Ấn Độ vào tình trạng bế tắc. Liệu trong tình trạng khủng hoảng này, Ấn Độ có thể nắm giữ, xây dựng thành nước cường quốc sản xuất hay không? Hãy cùng IICCI theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Những cơ hội vàng cho nền kinh tế Ấn Độ
Nguyên nhân
Vào năm 2019, Ấn Độ đã được hãng thông tấn PTI dẫn báo cáo của một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết quốc gia này đã vượt qua Anh, Phap để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Ngay khi dịch bệnh tại Trung Quốc bùng phát và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung xảy ra đã làm các công ty toàn cầu dịch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc để đảm bảo đa dạng hóa cũng như không làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Các cường quốc kinh tế tại châu Á đã bắt đầu đưa ra những gói ưu đãi để chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi trung quốc. Nhật Bản đã dành quỹ 2,2 tỷ USD để khuyến khích các nhà sản xuất nhanh chóng thực hiện kế hoạch. Từ giữa năm 2019, hơn 200 tập đoàn của Mỹ đã tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Đặc điểm của nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ có bờ biển phía Đông nằm trong đường biển chiến lược để kết nối với các thị trường châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một lợi thế của các nước vừa tối ưu hóa chuỗi cung ứng vừa giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đồng hành với nền kinh tế dân chủ, chú trọng đến tính minh bạch, trật tự quốc tế, tôn trọng các quy tắc. Ấn Độ luôn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ những nghĩa vụ của nhà cung cấp mã không cần đến vũ khí hóa thương mại.
Trong nước, chính phủ công bố gói kích cầu có giá trị 20 lakh – crore, chủ yếu tập trung vào giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và những gói ưu đãi cho sản xuất trong nước. Điều này giúp các nhà máy Ấn Độ có thể phục hồi sản xuất
Đối với kinh tế Ấn Độ nội địa thì đây là cơ hội lớn. Nhiều doanh nghiệp tại Ấn Độ đã phát động chiến dịch “tự lực cánh sinh”. Với ảnh hưởng của đại dịch cùng sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng, người dân càng ngày càng cảm nhận rõ những khuyết điểm trong nền kinh tế của mình. Nền kinh tế của Ấn Độ lớn nhưng vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài rất nhiều. Thủ tướng của nước này thậm chí còn đang xem “Tự lực cánh sinh” là một định hướng mới nền kinh tế Ấn Độ hiện nay.
Thách thức của nền kinh tế Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng
Ngay khi đã áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn 2,5 tháng, dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn không ngừng tăng lên, trong khi nguồn ngân sách càng eo hẹp. Ấn Độ đã chi tới 6,2% tổng sản phẩm quốc nội để ứng phó với dịch bệnh bằng các biện pháp công cộng, cao hơn gấp 5 lần so với mức chi hiện nay. Những nỗ lực đó lại không mấy khả thi khi Ngân hàng Thế giới dự báo cơ cấu nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng âm 3,2% vào năm 2020-2021, đây là mức tăng thấp nhất trong hơn 40 năm qua.
Số người nhiễm Covid tại Ấn Độ tăng đều mỗi ngày đã làm lộ ra những yếu kém về cơ sở hạ tầng vốn nghèo nàn tại quốc gia này.
Bộ máy kinh tế của Ấn Độ vẫn được vận hành trong khi số ca nhiễm ở tại quốc gia này vẫn đang liên tục tăng nhưng tỷ lệ xét nghiệm lại thấp hơn gấp nhiều lần so với những quốc gia cũng đang tái khởi động nền kinh tế, trong khi công tác truy tìm những người đã tiếp xúc với người bệnh vẫn còn hạn chế. Hàng loạt những bất lợi trong công tác khống chế đại dịch khiến nhiều chuyên gia e ngại rằng không thể thấy đỉnh dịch ở Ấn Độ.
Song song đó, nhiều quan chức trong đảng của Thủ tướng Modi cũng không ủng hộ việc mở cửa nền kinh tế, thậm chí còn muốn quay lại thời kỳ cô lập về kinh tế. Những cử tri quan trọng như nông dân canh tác nhỏ, các chủ cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ lẻ cũng không đồng ý mở cửa thị trường lớn hơn nữa.
Giải pháp của Ấn Độ cho nền kinh tế hiện tại
Với những bất lợi trên, chính phủ cần phải tận dụng những cơ hội nào để thoát khỏi tình trạng này? Theo như những chuyên gia cho rằng, Ấn Độ cần áp dụng những chiến lược theo từng giai đoạn trung hạn và dài hạn, cần ưu tiên một số lĩnh vực, nhất là đưa ra những đề xuất hấp dẫn, kêu gọi các công ty sản xuất đầu tư ở bờ Đông và các cụm sản xuất truyền thống tại Ấn Độ.
Lịch sử cho thấy, Ấn Độ thường bấm nút “khởi động lại” khi một cuộc khủng hoảng nào đó xảy ra. Trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang dần dần khôi phục lại sau đại dịch. Đây chính là tia hy vọng mới dành cho nền kinh tế của Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm >>
Hỗ Trợ Xúc Tiến Thương Mại Phát Triển Kinh Tế Mùa Dịch Covid 19
Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Ấn Độ Trong Những Năm Vừa Qua
Nhà Đầu Tư Ấn Độ Đẩy Mạnh Kinh Doanh Tại Việt Nam Trong Năm 2020
IICCI VietNam
Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận
Mon – Fri: 9.30 AM – 5.30 PM
SAT: 8.00 AM – 12.00 AM
SĐT: 0931310639 – 0919130931
Email: hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com