Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là một cụm từ khá quen thuộc trong giới kinh doanh. Nhưng bạn có tự hỏi đó là gì và tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy kinh doanh không? Hãy cùng IICCI tìm hiểu thêm một số thông tin chi tiết về sự ảnh hưởng của việc xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp.
Khái niệm về chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là chương trình được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu. Thị trường trong nước; và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ đã được Chính phủ phê duyệt.
- Đơn vị chủ trì bao gồm: các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ, phi Chính phủ, tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia bao gồm:
- Chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu.
- Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước.
- Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.
Những thông tin liên quan đến xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là gì?
Xúc tiến thương mại là một cụm từ dùng để chỉ đến bất cứ một hoạt động nào nhằm thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp bạn. Đây được xem là một trong những cơ hội tốt để mua bán các loại mặt hàng và cung ứng nhiều loại dịch vụ đến với người tiêu dùng. Các hoạt động diễn ra cho hoạt động này là: quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm, hội chợ,…
Mục tiêu của việc xúc tiến thương mại quốc gia
Khi bắt đầu kinh doanh thì mục tiêu xúc tiến thương mại sẽ là yếu tố quyết định đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nên có những mục tiêu cụ thể thì mới có thể đưa ra những giải pháp hợp lý trong quá trình tăng năng suất lao động.
Đặc điểm của việc xúc tiến thương mại
Về tính chất
Xúc tiến thương mại được xem là một hình thức thương mại. Với mục đích là đem lại lợi nhuận nên thường sẽ do các thương nhân đứng ra thực hiện. Tuy nhiên có một điểm khác là nó có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Nhằm khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động này thực với hiệu một cách hiệu quả nhất.
Về chủ thể
Theo quy định pháp luật thì tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại sẽ được hiểu là cá nhân, tổ chức có quan hệ thương mại với thương nhân. Đồng thời trở thành một bên trong cơ quan đó. Chủ thể tiếp cho việc hoạt động xúc tiến thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập. Có thể là thương nhân Việt Nam hoặc là thương nhân nước ngoài. Chi nhánh thực hiện việc xúc tiến phải phù hợp với nội dung hoạt động ghi trong giấy phép kinh doanh.
Về mục đích
Mục đích trực tiếp là tìm kiếm hay thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông qua đó sẽ đạt được mục đích lợi nhuận của thương nhân. Trong mọi trường hợp hoạt động thương mại có thể dùng đến các biện pháp quảng cáo, thông tin, triển lãm để có thể giới thiệu cho thương nhân về những hoạt động thương mại. Và mang đến hiệu quả thương mại bao gồm cả việc đầu tư.
Về cách thức thực hiện
Do đối tượng áp dụng chủ yếu là các thương nhân. Nên Luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến bao gồm cả việc thương nhân tự mình tiếp xúc thương mại cho mình. Với nhiều hình thức, hoạt động cụ thể như: khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng dây chuyền sản xuất. Hay một hệ thống phân phối sản phẩm. Nhằm góp phần thúc đẩy các mối quan hệ với thông điệp đôi bên cùng có lợi. Và đẩy mạnh sự lưu thông và phân phối hàng hóa.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường một cách rất bình đẳng và hiệu quả với nguồn lực. Việc này giúp các doanh nghiệp có thể phát huy hết thế mạnh. Rút ngắn được khoảng cách với các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
- Tác động và góp phần làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng đối với khách hàng. Họ sẽ luôn có những nhu cầu tiềm ẩn và vai trò của việc xúc tiến thương mại chính là kích thích người tiêu dùng. Khiến họ có thể chi trả một chi phí cho sản phẩm mới.
Các văn bản liên quan:
1. Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Có thể bạn quan tâm:
Những Ảnh Hưởng Của Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế Đến Doanh Nghiệp Của Bạn
ICCI VietNam – Xúc tiến thương mại Việt Ấn
IICCI VietNam
Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận
Mon – Fri: 9.30 AM – 5.30 PM
SAT: 8.00 AM – 12.00 AM
0931310639 – 0919130931
hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com