Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nền kinh tế nước ta đang phát triển chậm. IICCI được thành lập tại Việt Nam với mục đích thúc đẩy thương mại giữa 2 nước Việt – Ấn. Hãy cùng IICCI chỉ ra những cơ hội khi Việt Nam bắt tay hợp tác với công ty xúc tiến thương mại Việt – Ấn.
Công ty xúc tiến thương mại là gì?
Xúc tiến thương mại (tiếng Anh: trade promotion) là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại ( Theo Luật Thương mại 2005). Chính vì thế mà công ty xúc tiến thương mại IICCI được thành lập tại Việt Nam với mục đích thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh giữa hai nước Việt – Ấn.
Phương thức xúc tiến thương mại
Các phương thức xúc tiến thương mại bao gồm:
Xúc tiến thương mại thường xuyên, liên tục
Xúc tiến thương mại định kì
Xúc tiến thương mại đột xuất: Áp dụng khi có sự thay đổi về địa điểm bán hàng, tính chất sản phẩm…
Xúc tiến thương mại theo chiến dịch: Được tiến hành rầm rộ bằng nhiều phương tiện khác nhau. Khi doanh nghiệp có ngày lễ kỉ niệm, doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới.
Vai trò của xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Là một bộ phận không thể thiếu được trong quản lý. Do đó nó có một số vai trò cơ bản sau:
Xúc tiến thương mại đóng vai trò trung gian giữa các công ty qua việc sử dụng một loạt các công cụ của mình.
Xúc tiến thương mại thúc đẩy tạo điều kiện cho các công ty trong quá trình tham gia tồn tại và phát triển trên thị trường một cách có hiệu quả nhất.
Xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng trong Marketing. Chính nhờ việc giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các công ty với khách hàng. Chính vì thế, sự vận động của nhu cầu và hàng hoá xích lại gần nhau hơn. Mặc dù nhu cầu của khách hàng luôn phong phú và biến đổi không ngừng.
Xúc tiến thương mại tác động và làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng
Marketing của công ty có thể thực hiện các biện pháp xúc tiến để gợi mở nhu cầu, kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu này hay là nhu cầu khác.
Xúc tiến thương mại làm cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn. Thêm vào đó là đưa hàng vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý. Qua việc xúc tiến thương mại các nhà kinh doanh có thể tạo ra được những lợi thế về giá bán.
Do vậy xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá và phân phối. Mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính sách. Điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra tính ưu thế trong cạnh tranh.
Cơ hội của thị trường Việt Nam khi hợp tác với công ty xúc tiến thương mại Việt – Ấn IICCI
Nhiều cơ hội chưa được khai thác
Đối với Việt Nam, Ấn Độ là thị trường lớn ở khu vực Nam Á với gần 1,4 tỷ dân. Đặc biệt là có tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như trái cây tươi và chế biến, chè, hạt tiêu, cao su, bánh kẹo, cá tra, các sản phẩm từ ngũ cốc, v.v… Tuy nhên, lượng và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam từ Ấn Độ còn vô cùng khiêm tốn so với sức mua rất lớn của Ấn Độ.
Hướng tới những cánh cửa hợp tác mới
Ông Atul Kumar Saxena khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam tới thị trường Ấn Độ nhiều hơn nữa trong thời gian tới để mọi tầng lớp nhân dân Ấn Độ biết đến và tiêu thụ.
Thị trường gia vị, hương liệu thực phẩm tại Ấn Độ vẫn đang bỏ ngỏ. Các công ty Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tiến vào thị trường Ấn Độ.
Thêm vào đó, nước ta đang đứng thứ 3 trong lĩnh vực xuất khẩu gạo trên thế giới. Việt Nam cần tăng cường đầu tư xuất khẩu đa dạng các sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm chế biến từ gạo như bánh đa nem. Hơn là chỉ tập trung xuất khẩu gạo nguyên liệu thô.
Đặc biệt, với mặt hàng cà phê, ông Atul Kumar Saxena cho rằng Việt Nam có công nghệ sản xuất cà phê 3 trong 1 chất lượng tốt. Nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược phù hợp để tiếp cận và phát triển tại thị trường Ấn Độ. Do đó, doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tính toán chiến lược và kế hoạch phù hợp để thành công tại thị trường Ấn Độ.
>> Xem thêm:
Hội thảo Việt Nam – Ấn Độ: Xúc tiến thương mại nông sản & chế biến thực phẩm
Những Ảnh Hưởng Của Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế Đến Doanh Nghiệp Của Bạn
Thông tin liên hệ:
IICCI Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà Trương Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Tràm, phường 15, quận Phú Nhuận
Thời gian làm việc: 9.30 AM – 5.30 PM ( Thứ 2 – 6) & 08:00 AM – 12.00 AM ( Thứ 7)
Số điện thoại: 0931310639 – 0919130931
Email: hien.nguyen@iiccivietnam.com