Với tình hình thiên tai và dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, hàng nông sản xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cùng tìm hiểu diễn biến trong 9 tháng qua của ngành xuất khẩu nông sản nước ta qua bài viết này nhé!
Lượng giảm, giá trị tăng
Do bối cảnh dịch Covid – 19 diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế trong đó có các hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu của Việ Nam từ đầu năm đến này được xem là thành công lớn mà chúng ta đã làm được.
Trong tháng 9/2020, giá trị xuất khẩu nông sản nông nghiệp ở nước ta đặt 30,05 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,6%. Đây là điểm đáng mừng cho ngành nông nghiệp nước ta. Ngoài ra, dự đoán tháng 10-2020, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 3,9 tỷ USD. Từ trước đến nay, Việt Nam đã có 8 nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD. 6 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 2 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản: gạo
Gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong 9 tháng vừa qua, xuất khẩu trên 4,8 triệu tấn gạo. Xuất khẩu mặt hàng gạo này mang lại kim ngạch hơn 2,4 tỷ USD, ty có sự giảm về lượng nhưng tặng vế giá trị, tăng 11,8% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Việt Nam kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng mang nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng. Nếu các doanh nghiệp vào các thị trường mà hiệp định EVFTA mang lại thì kim ngạch xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục mạnh hơn.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ
Bước bứt phát mạnh mẽ, kim ngạch 8,48 tỷ USD đó là những gì mà xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ màn lại trong 9 tháng qua, so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng 12,4%. Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) trong thời gian tới, ngành gỗ sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn trước bởi vì gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Bình quân mỗi năm xuất khẩu gỗ đạt kim ngạch trên 500 triệu USD.
Xuất khẩu hàng nông sản duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh là điều đáng mừng, nhưng điều quan trọng hơn là các mặt hàng nông cũng được chú trọng hơn về chất lượng, đây là một bước chuyển về chất. Qua việc này, có thể thấy rằng, các đơn hàng xuất khẩu theo Hiệp định EVFTA tăng mạnh từ thời điểm ký kết.
Mặt hàng thủy sản
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN& PTNT) mặt hàng xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2020. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Xe út cũng vừa cấp phép xuất khẩu thủy sản trở lại vào thị trường nước nàu cho 12 doanh nghiệp. Đấy là tín hiệu tích cực trong năm 2020. Ngành nông nghiệp phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ những vướng mắc để tạo điều kiện bứt phá cho ngành thủy sản 2 tháng cuối cùng của năm.
Các giải pháp được nỗ lực triển khai
Dự báo tình hình thiên tai và dịch bệnh diễn biến khó lường, vô cùng phức tạp. Nhưng không vì thế mà ngành Nông nghiệp lơ đãng. Hiện nay, ngành Nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu trong quý IV – năm 2020 đạt mức trên 10 tỷ USD, cả năm đặt trên 40 tỷ USD. Vì thế, hàng loạt các giải pháp đã, đang và được các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nỗ lực cùng nhau triển khai đồng bộ.
Ngành Nông Nghiệp cũng tập trung ứng phó và khắc phục thiên tai, dịch bệnh để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với các tỉnh miền Trung trong mùa bão lũ này, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sẽ cung cấp nguồn giống, tạo điều kiện để sớm ổn định sản xuất. Tùy vào tình hình mà bộ nông nghiệp sẽ có những biện pháp khác nhau để đẩy mạnh sản xuất phục vụ xuất khẩu trên toàn nước.
Sự phối hợp của nhiều bộ, nhiều cấp và các doanh nghiệp
Đối với các bộ, các cấp nhà nước
Để thúc đẩu tăng trưởng xuất khẩu nông sản, cần có sự phối hợp từ nhiều bộ, nhiều cấp, đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ NN& PTNT và bộ Công Thương. Đồng thời, phải liên tục cập nhật tình hình của các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU,… để có thể hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn.
Đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
Đối với các doanh nghiệp, cũng cần nắm chắc các nội dung cam kết của các đối tác trong hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) để điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chí xuất khẩu. Đặc biệt là các tiêu chí về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc, an toàn thực phẩm,…
Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng các chiến lực kinh doanh dài hạn. Lựa chọn chiến lược phù hợp cho từng mặt hàng xuất khẩu để thâm nhập vào các thị trường khó tính để tăng chất lượng hàng xuất khẩu. Tùy vào tình hình và năng lực của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải xây dựng và đưa ra các giải pháp đồng bộ triển khai hiệu quả, tối đa hóa giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
IICCI VietNam
Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận
Mon – Fri: 9.30 AM – 5.30 PM
SAT: 8.00 AM – 12.00 AM
SĐT: 0931310639 – 0919130931
Email: hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com