Hiện nay, với bối cảnh dịch Covid – 19 đang hoành hành khắp nơi, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư dịch chuyển về Việt Nam. IICCI hôm nay nói về một số điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài là gì? Nhà đầu tư trong nước là gì?
Nhà đầu tư nước ngoài là gì? Nhà đầu tư nước ngoài chính là những cá nhân mang quốc tịch nước ngoài, tổ chức và thanh lập theo pháp luật của nước ngoài, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước khác (Việt Nam).
Nhà đầu tư trong nước là gì? Nhà đầu tư trong nước được nói đến ở đây là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế, đầu tư mà không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên.
Vì sao Việt Nam là nơi được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn?
Việt Nam có tình hình an ninh, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong con đường huyết mạch giao thương với thế giới. Việt Nam vừa là trung tâm kết nối của khu vực đông nam á vừa là cửa ngõ dể các nền kinh tế ở khu vực phía tây bán đảo đông dương thâm nhập.
Chi phí nhân công giá rẻ cùng lực lượng lao động dồi dào là một trong những điểm nổi bật để thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam kí kết 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) giúp kết nối với thị trường thế giới tốt hơn.
Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài.
Trong bối cảnh dịch covid -19, các nước đang phải vật lộn với dịch thì Việt Nam kiểm soát dịch tốt, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và cũng tăng thêm phần uy tín cho Việt Nam.
Xung đột thương mại giữa những nền kinh tế lớn làm các nhà đầu tư từ nước ngoài lớn có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao, Việt Nam luôn là địa điểm được các nhà đầu tư chú ý đến.
Điều kiện đầu tư áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
Theo quy định hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tất cả các lĩnh vực của tổ chức kinh tế, kinh doanh.
Một số trường hợp không được sở hữu vốn điều lệ
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng, công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc đã chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác phải theo quy định của pháp luật Việt Nam về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp nêu trên, thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hình thức đầu tư được áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài
Có 2 hình thức để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đó là trực tiếp và gián tiếp. Các hình thức đó có thể là các hình thức dưới đây:
- Đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư đó bao gồm: công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có một phần vốn của các nhà đầu tư nước ngoài (còn được gọi là công ty liên doanh).
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức mua cổ phần, góp vốn, phần vốn góp công ty đã thành lập tại Việt Nam.
Mỗi hình thức đầu tư thì sẽ có những yêu cầu riêng.
Về phạm vi hoạt động đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư thuộc cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc có đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư của nước ngoài theo quy định của luật đầu tư đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam cam kết và các nhà đầu tư thực hiện và đáp ứng được các điều kiện đầu tư của những ngành nghề đó.
Đối với những ngành, phân ngành chưa quy định tại biểu cam kết của Việt Nam nhưng đã có quy định về điều kiện đầu tư thì áp dụng theo quy đinh của pháp luật.
Đối tác Việt Nam tham gia
Một số ngành nghề kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm bắt buộc phải liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực đó. Một số ngành nghề đó là: quảng cáo.
Tổ chức xúc tiến thương mại Việt Ấn – IICCI Việt Nam
Hoạt động xúc tiến thương mại giúp kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước lại với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa qua nước bạn. IICCI Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại Việt Ấn. IICCI kết nối các nhà đầu tư tại nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước, giải quyết các vấn đề liên quan đến bộ tài chính, hải quan, thương mại, ngoại giao,… của tất các nhà nhập khẩu ở Ấn Độ. IICCI Việt Nam hứa hẹn tạo nhiều điều kiện thuận lợi kinh doanh của các doanh nghiệp 2 nước Việt Nam – Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm >>>
Thông tin liên hệ
Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận
Điện thoại: 0931310639 – 0919130931
Email: hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com