Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Ấn Độ Trong Những Năm Vừa Qua

Thời gian gần đây, mối quan hệ thương mại Việt Nam Ấn Độ đang trên đà phát triển. Với việc theo đuổi chính sách hướng đông của Ấn Độ và vai trò ngày càng tăng trưởng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã vi dự được trở thành một trong những đối tác quan trọng tại Đông Nam Á của Ấn Độ. Tuy nhiên việc hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Hãy cùng IICCI Việt Nam tìm hiểu thực trạng về thương mại giữa Việt Nam – Ấn Độ qua bài viết dưới đây nhé.

Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam Ấn Độ 

Để thúc đẩy việc hợp tác thương mại Việt Nam Ấn Độ thì Ấn Độ và ASEAN đã tích cực kết nối những mặt thể chế. Ấn Độ và ASEAN đã đàm phán và ký kết hiệp định thương mại gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa (ATIGA), Hiệp định thương mại dịch vụ và đầu tư. Trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa có hiệu lực tại Việt Nam vào năm 2010, còn Hiệp định thương mại dịch vụ thì được ký kết vào 13/11/2-14 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7/2015.

quan hệ thương mại việt nam ấn độ

Có thể bạn quan tâm >> 

Luật Xúc Tiến Thương Mại Hiện Hành Áp Dụng Cho Một Số Hình Thức Kinh Doanh Trong Giao Thương

Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế – Cơ Hội Cho Phát Triển Kinh Tế Đa Ngành Nghề Đa Quốc Gia

Rào Cản Và Triển Vọng Của Thúc Đẩy Xúc Tiến Thương Mại Việt Ấn

Quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ qua Hiệp định thương mại hàng hóa 

Nội dung chính của hiệp định này là thiết lập lộ trình giảm thuế giữa khu vực Ấn Độ và ASEAN. Ngoài ra, Hiệp định thương mại hàng hóa còn bao gồm các quy tắc xuất xứ, cơ chế giải quyết tranh chấp, biện pháp phi thuế quan minh bạch chính sách, xem xét và sửa đổi các cam kết, công cụ phòng vệ thương mại và ngoại lệ.

Theo hiệp định, các thành viên của ASEAN và Ấn Độ đã quyết định đồng ý mở cửa thị trường tương ứng bằng việc giảm dần và bỏ 80% các dòng thuế, chiếm 75% giao dịch. Các dòng thuế đã được phân loại gồm: danh mục thuế thông thường (1), danh mục giảm thuế thông thường (2), danh mục nhạy cảm (SL), danh mục nhạy cảm cao (HSL), danh mục những sản phẩm đặc biệt, danh mục sản phẩm giảm thuế loại trừ (EL)

Việt Nam cam kết giảm thuế cho Ấn Độ

Là một trong những thành viên của ASEAN, Việt Nam đã đưa ra lịch trình giảm có thời gian kéo dài hơn 5 năm so với các nước khác trong ASEAN và Ấn Độ. Mặc dù đã giảm thuế với thời gian hơn 5 năm những Việt Nam vẫn nhận được lợi ích đầy đủ từ những cam kết cắt giảm thuế quan của Ấn Độ và các nước trong ASEAN khác. Với cam kết này Việt Nam phải bỏ đi 80% số dòng thuế tính đến năm 2021 ở trong danh mục giảm thuế thông thường, 10% số dòng thuế vào năm 2024 ở danh mục thuế nhạy cảm và loại bỏ 468 dòng thuế chiếm tỷ lệ khoảng 10% số dòng thuế trong danh sách loại trừ.

Việt Nam sẽ hoàn thành lịch trình cam kết giảm thuế đến năm 2024 để tập trung vào các nhóm hàng hóa như: trà, cà phê, cao su, rau, giày dép, hải sản, hóa chất, kim loại, thép, khoáng sản, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, thiết bị thông minh. Những mặt hàng mà Việt Nam không bao gồm như: xăng dầu, đường, muối, trứng, phân bón, cao su thiên nhiên, kim loại quý hiếm, thép, máy móc thiết bị điện, máy móc của ô tô cũng như phụ tùng và các mặt hàng an ninh khác.

quan hệ thương mại việt nam ấn độ

Ấn Độ cam kết giảm thuế cho Việt Nam

Ấn Độ đã cam kết với Việt Nam loại bỏ số dòng thuế tính đến năm 2016 và 10% dòng thuế được cắt giảm một phần vào năm 2019. Danh sách các dòng thuế loại trừ chiếm khoảng 10% số dòng thuế. Những mặt hàng hóa được Ấn Độ bãi bỏ thuế quan bao gồm: động vật sống, thịt, cá, sữa, rau, dầu mỡ, bánh kẹo, nước ép trái cây, mỹ phẩm, hóa chất, dệt may, kim loại,…Với những cam kết giảm thuế của Ấn Độ thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nhiều mặt hàng hóa như: may mặc, giày dép, gỗ, hải sản, than, cao su, thép,…

Bên cạnh đó, Ấn Độ đã chấp nhận giảm thuế mặt hàng cà phê và trà đen là 45% và hồ tiêu là 50%. Đây là những loại hàng hóa nhạy cảm với Ấn Độ nhưng nó lại là lợi thế xuất khẩu đối với Việt Nam. Danh sách các dòng thuế mà Ấn Độ loại trừ là 489 dòng thuế, chiếm tỷ lệ 5% trên tổng giá trị thương mại.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ qua Hiệp định đầu tư thương mại dịch vụ 

Sau 2 năm đàm phán, Ấn Độ đã chính thức ký kết hiệp định thương mại dịch vụ và đầu tư với ASEAN. Việc ký kết này cho thấy Ấn Độ đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện vào đưa ra thể chế mạnh mẽ cho việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam Ấn Độ nói riêng và ASEAN nói chung.

Hiệp định đầu tư thương mại dịch vụ sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Ấn Độ các nước trong ASEAN trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp định này còn giúp cho Ấn Độ phát huy được những lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực như: công nghệ, viễn thông, y tế,… Ngoài ra, việc kết nối mềm và thể chế giữa Ấn Độ và Việt Nam còn thực hiện nhiều kết nối khác như kết nối số, hay kết nối du lịch,… Đây cùng là những kết nối mà 2 quốc gia này đang tích cực đẩy mạnh trong thời gian vừa qua.

quan hệ thương mại việt nam ấn độ

Trên đây là thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Ấn Độ trong những năm vừa qua mà IICCI Việt Nam chia sẻ đến bạn đọc. Từ những thực trạng này có thể thấy được những lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được khi hợp tác với doanh nghiệp Ấn Độ. Nếu bạn đang cần hợp tác với các doanh nghiệp thì hãy liên hệ với IICCI theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn chi tiết.

IICCI VIỆT NAM

Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận

 Mon – Fri: 9.30 AM – 5.30 PM
SAT: 8.00 AM – 12.00 AM

0931310639 – 0919130931

 hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com