Rào Cản Và Triển Vọng Của Thúc Đẩy Xúc Tiến Thương Mại Việt Ấn

Hai nước Việt Nam và Ấn Độ là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh và vững bền trong những năm vừa qua. Tuy nhiên xúc tiến thương mại Việt Ấn cũng còn không ít những rào cản và cần có những giải pháp khắc phục để ngày càng nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. 

Rào cản thương mại là gì? 

Rào cản thương mại là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người qua tâm. Rào cản thương mại hay còn gọi là hạn chế nhập khẩu. Đây là việc hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu vào một đất nước khác bằng các biện pháp khác nhau như: thuế quan, thuế nhập khẩu tạm trú, hạn ngạch, hiệp định hạn chế xuất khẩu, kiểm soát hối đoái và các thủ tục hành chính khác. Mục đích của biện pháp này là hỗ trợ việc loại trừ thâm hụt cán cân thanh toán và bảo hộ ngành xuất khẩu trong nước, chống lại sự cạnh tranh nước ngoài.

Những rào cản thường gặp 

Tính chủ động của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Việt Nam còn ít quan tâm đến thị trường Ấn Độ, ít chủ động khảo sát thị trường và chương trình xúc tiến thương mại. Việc xuất khẩu chủ yếu chỉ qua khâu trung gian. Nhưng khi đó, các doanh nghiệp Ấn Độ khá chủ động thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Hiện nay đã có hơn 100 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Ấn Độ tại thị trường Việt Nam.

việt ấn

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và nền kinh tế

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn gặp một số hạn chế về sức cạnh tranh. Ví dụ như thiếu đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa cao,… Đối với các hàng hóa nông sản, thị trường xuất khẩu cũng chưa bền vững. Nhìn chung, các hàng hóa xuất khẩu vẫn dựa vào gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu của Trung Quốc. Đây được coi là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn tình hình dịch bệnh covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng rất nhiều tới kinh tế. Đặc biệt là các ngành: xây dựng, sản xuất hàng hóa, thu mua phế liệu… phải tạm dừng vì dịch bệnh covid

Hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quảng bá, tuyên truyền

Các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai bên còn ít. Cơ chế hợp tác cũng chưa phù hợp, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Vì thế, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp. 

Những biện pháp rào cản thương mại

Ấn Độ là nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá. Ngoài ra Ấn Độ thường áp dụng những biện pháp rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu, trong đó có hàng nhập khẩu từ Việt Nam. 

Đồng thời, những yếu tố cũng làm ảnh hưởng đến đầu tư đó là bất đồng về ngôn ngữ, hạ tầng giao thông, năng lực thương mại quốc tế của doanh nhân,…

xúc tiến thương mại

Triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ

Đối với Việt Nam

Sau 30 năm tiến hành việc đổi mới toàn diện, thế lực ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế,… Từ đó đã tác động đến mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ. Việt Nam luôn nỗ lực củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Ấn Độ. 

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt được mức tăng trưởng khả quan. Thị trường xuất khẩu hàng hóa Ấn Độ lớn thứ 15 và là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam. Nông sản –  những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phù hợp, là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn sang thị trường Ấn Độ. Ngoài ra còn có các mặt hàng tiềm năng là điện tử và phụ kiện máy tính.

xuc-tien-thuong-mai-viet-an

Đối với Ấn Độ

Các doanh nghiệp Ấn Độ ngày càng hướng đến Việt Nam như một thị tường tiềm năng với nhiều lợi thế to lớn. Doanh nghiệp Ấn Độ đã quan tâm đến việc mở rộng nhiều hơn các cơ sở tín dụng, hàng không và du lịch,… Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại, đầu tư giữa hai nước. 

Với nguồn nguyên phụ liệu dồi dào, có sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng tương đối tốt,… Ấn Độ là một thị trường cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu cho ngành dệt may ở Việt Nam.

Sự nổi lên nhanh chóng của Ấn Độ cùng với việc xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Nối cảng Mawlamyine bên bờ Ấn Độ Dương của Mianma với Đà Nẵng sẽ góp phần xúc tiến thương mại Việt Ấn trong tương lai. 

Hiện nay, Ấn Độ đang chuyển “chính sách hướng Đông” sang “hành động phía Đông” với mục đích thiết lập các mối quan hệ kinh tế ngày càng toàn diện và sâu sắc. Trong đó, Việt Nam được coi là một trong những trụ cột quan trọng nhất. 

xúc tiến thương mại việt ấn

Nền tảng lâu bền mối quan hệ của hai nước

Mối quan hệ thân thiết lâu đời của Việt Nam – Ấn Độ và chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Cũng như công cuộc đổi mới của Việt Nam chính là động lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. 

Ngày nay, Việt Nam không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị với Ấn Độ trên mọi lĩnh vực. Như kinh tế, chính trị, an phòng, văn hóa, quốc phòng,… Đã đưa quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới.

Quan hệ Việt – Ấn càng ngày càng nồng ấm hơn. Thể hiện ở việc có nhiều các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Quan hệ hai nước ngày càng phong phú hơn, trên tất cả các phương diện: chính trị, ngoại giao, kinh tế,…

>>>Xem thêm:

Tầm Quan Trọng Của Việc Xúc Tiến Thương Mại Là Gì?

Cơ Hội Của Thị Trường Việt Nam Khi Hợp Tác Với Công Ty Xúc Tiến Thương Mại Việt – Ấn

Hội thảo Việt Nam – Ấn Độ: Xúc tiến thương mại nông sản – chế biến thực phẩm

IICCI VietNam

Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận

 Mon – Fri: 9.30 AM – 5.30 PM
SAT: 8.00 AM – 12.00 AM

0931310639 – 0919130931

 hien.nguyen@iiccivietnam.com – hienjessica0501@gmail.com