Mối Quan Hệ Hợp Tác Kinh Tế Việt Nam – Ấn Độ

Mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ luôn không ngừng tăng trưởng ổn định và phát triển. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 18 của Ấn Độ trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng trong khu vực Asean, Việt Nam là đối tác lớn thứ tư sau ba nước Singapore, Malaysia và Indonesia.  Đồng thời đối với Việt Nam, Ấn Độ cũng là đối tác thương mại lớn thứ bảy với lĩnh vực nhập khẩu và là thị trường lớn thứ 9 trong lĩnh vực xuất khẩu.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nhà Đầu Tư Chiến Lược Là Ai? Lợi Ích Nhận Được Khi Hợp Tác Với Họ

Cơ Hội Của Thị Trường Việt Nam Khi Hợp Tác Với Công Ty Xúc Tiến Thương Mại Việt – Ấn

Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế – Tiềm Năng Và Cơ Hội

 

Thực trạng mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Ấn Độ

 

Thời gian gần đây, bên cạnh mối quan hệ về chính trị, ngoại giao ngày càng được tăng cường thì mối liên kết thương mại, kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng đang tiếp tục phát triển. Việt Nam ủng hộ Ấn Độ theo đuổi chính sách hướng Đông và trở thành một đối tác vô cùng quan trọng của thị trường Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á.  Cả hai nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trên nhiều diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế.

hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Hợp tác kinh tế Ấn Độ Việt Nam có tiềm năng lớn và nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác này cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.  Hầu hết những khó khăn này bắt nguồn từ từ khâu vận chuyển, khoảng cách địa lý, sự khác biệt về phong tục tập quán, môi trường và thị hiếu kinh doanh. Do đó muốn đẩy mạnh quá trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam Ấn Độ thì cần phải tăng cường các giải pháp áp xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa, đưa ra nhiều giải pháp kết nối nền kinh tế giữa hai quốc gia.

 

Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam Ấn Độ 

 

Chiến lược kết nối đầu tư

Theo các số liệu thống kê đã được đưa ra, Ấn Độ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 1,9 tỷ đô la Mỹ.  chỉ tính đến tháng 6 năm 2020 Ấn Độ đã tiến hành 278 dự án có hiệu lực mang tổng vốn đầu tư 887,27 triệu USD.  Các lĩnh vực mà ấn độ chủ yếu đầu tư vào Việt Nam bao gồm năng lượng, chế biến nông sản, thăm dò khoáng sản, sản xuất đường, chè, cà phê, công nghệ thông tin, nông dược, linh kiện ô tô.  Ấn Độ xếp thứ 26 trong tổng các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Về phía Việt Nam, chỉ đến năm 2019, Việt Nam đã mang 6 dự án đầu tư vào Ấn Độ với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 28,55 triệu USD,  đầu tư chủ lực trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dược phẩm, hóa chất hay vật liệu xây dựng.

hợp tác kinh tế Việt - Ấn

Song song với các hoạt động động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp thì Chính phủ Ấn Độ cũng đang đưa ra những biện pháp để thúc đẩy tăng cường kết nối thương mại và hợp tác kinh tế với Việt Nam. Gần đây chính phủ nước này đã ký kết phê duyệt một quỹ phát triển dự án trị giá 77 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Ấn Độ có thể xây dựng chuỗi sản xuất và cung ứng tại khu vực Đông Nam Á cụ thể là tại 4 nước Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar.  Chính nhờ sự tích cực kết nối đầu tư như vậy, ngành công nghiệp của độ sẽ nhận được nhiều lợi ích để mở rộng kinh doanh và duy trì chuỗi cung ứng cạnh tranh về mặt chi phí đồng thời cũng góp phần tăng cường hội nhập với mạng lưới sản xuất trên toàn cầu.

Vào năm 2014 Ấn Độ đã đưa ra mức tín dụng 300 triệu USD cho Việt Nam. Đây được coi như một trong những động lực thúc đẩy quá trình thương mại và hợp tác phát triển kinh tế về lĩnh vực dệt may giữa hai nước. Gần đây thông qua các hội thảo giữa đại sứ quán Việt Nam và phòng thương mại công nghiệp Ấn Độ cùng trung tâm xúc xúc tiến Đầu tư và thương mại Ấn Độ tại Việt Nam, việc kết nối trong lĩnh vực dệt may đã được thúc đẩy.  Hội nghị phân tích những cơ hội to lớn của các nhà đầu tư Ấn Độ và Việt Nam sau khi Việt Nam đã tiến hành ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU – EVFTA . Ấn Độ có nền công nghiệp rất phát triển nên có thể sản xuất hầu hết các loại lại nguyên phụ liệu phục vụ cho dệt may và cũng đang nằm trong top 3 nước có nguồn cung hàng dệt may lớn nhất thế giới mà Việt Nam muốn đẩy mạnh khâu sản xuất và xuất khẩu thì Ấn Độ sẽ chính là nguồn cung cấp vô cùng chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Kết nối trên lĩnh vực nông nghiệp

Nền nông nghiệp Việt Nam có thể mang lại rất nhiều cơ hội cho thị trường Ấn Độ. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gạo, chè hay cà phê. Việt Nam đã thực hiện rất nhiều chương trình thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế Việt Nam Ấn Độ trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt tổ chức rất nhiều các hội thảo, hội nghị, các chương trình Xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ có cơ hội kết nối với nhau.

hợp tác kinh tế

Tại một hội thảo trực tuyến về Xúc Tiến Thương Mại Đầu Tư nền nông nghiệp giữa hai nước vào tháng 10 /2020 các cố vấn đã cho biết Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có nhiều tiềm năng để hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng trái cây. Ấn Độ có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm nông sản mà Việt Nam đăng nhập khẩu từ khắp nơi như nho, lựu, lúa mì hay bông. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng đánh giá rất cao các mặt hàng nông sản của Việt Nam như thanh long, ca cao, cà phê, điều.

Dựa trên những điều kiện thúc đẩy hợp tác kinh tế, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trung tâm chế biến nông sản vào năm 2030. Điều này được thực hiện có thể để giúp cả hai quốc gia có thêm nhiều cơ hội hợp tác và kết nối mạnh mẽ nhằm tạo ra một quá trình hợp tác thương mại song phương mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

Kết nối về thể chế

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ có thể thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế phát triển thì Ấn Độ và Asean đã có những chính sách tích cực nhằm kết nối về mặt thể chế chế thông qua việc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ Asean.

Hiệp định thương mại hàng hóa – AITIG  được đàm phán và đưa vào thực thi bao gồm các cơ chế để giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi thuế quan, các quy tắc xuất xứ, minh bạch chính sách, các công cụ phòng vệ thương mại,… Các quốc gia trong khu vực Asean và Ấn Độ đã tiếp nhận và mở cửa thị trường bằng cách giảm dần và loại bỏ đến 80% các dòng thuế chiếm đến 75% giao dịch.

Cam kết giảm thuế của Việt Nam cho Ấn Độ

Việt Nam cam kết giảm thuế cho Ấn Độ dài hơn 5 năm so với các nước Asean khác nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo hưởng được đầy đủ các lợi ích. Với với quyết định này, Việt Nam phải loại bỏ ở tới 80% số dòng thuế đến năm 2021 trong danh mục giảm thuế thông thường,  10% số dòng thuế vào 2024 trong danh mục nhạy cảm,  loại 468 dòng thuế chiếm 10% tổng thuế trong danh sách loại trừ.

Cắt giảm thuế thế của Ấn Độ dành cho Việt Nam

Ấn Độ cam kết loại bỏ 80% dòng thuế thế giới 2016 và 10% số dòng thuế ế sẽ được cắt  giảm một phần vào 2019, 10% số dòng thuế trong danh sách loại trừ.  Bên cạnh đó vào năm 2018 Ấn Độ đã đồng ý giảm thuế cho Việt Nam xuống 45% đối với mặt hàng cà phê và trà đen và 50% đối với mặt hàng hồ tiêu. Trong sách loại trừ của nước này bao gồm 489 dòng thuế chiếm khoảng 5% tổng giá trị thương mại.

Hiệp định đầu tư và Thương mại dịch vụ khu vực Asean Ấn Độ

Ấn Độ đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do với khu vực Asean.  Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác kết nối kinh tế giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, tạo ra nhiều cơ hội giữa độ và các quốc gia ra trong khu vực Asean bao gồm Việt Nam, giúp Ấn Độ phát huy được lợi thế cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, viễn thông hay công nghệ.

Bên cạnh đó Ấn Độ và Việt Nam cũng đã và đang thực hiện nhiều kết nối khác như kết nối du lịch,kết nối số số,…

Nhu cầu hợp tác kinh tế Việt Nam Ấn Độ trong giai đoạn tiếp theo là rất lớn. Tuy nhiên, để thúc đẩy mối quan hệ này, hai nước đều gặp phải những cản trở bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy để quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thì chính phủ cả hai quốc gia cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể và thiết thực nhất nhằm hỗ trợ và tạo động lực cho các dự án kết nối doanh nghiệp, phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Ấn Độ. 

IICCITổ chức phi lợi nhuận là cầu nối trung gian, giải quyết những vấn đề với Bộ Thương mại, tài chính, hải quan, ngân hàng dự trữ Ấn Độ, Bộ ngoại giao, của tất cả các nhà nhập khẩu được đặt ở Ấn Độ.