Thế kỷ 21 mở ra những bước tiến đột phá của công nghệ, kỹ thuật và hơn hết là sự mở rộng hợp tác toàn cầu góp phần đẩy nhanh quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Việt Nam đứng trước sự thay đổi chóng mặt của thế giới cũng dần chuyển mình mạnh mẽ hơn về mọi phương diện. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta đã xác lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị cùng phát triển với không ít các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Ấn Độ. Giao dịch thương mại Việt Nam – Ấn Độ là mối quan hệ đối tác song phương, cùng hỗ trợ và tạo cơ hội để hướng đến mục đích phát triển nền kinh tế sôi động, đầy tiềm năng ở cả hai quốc gia.
>> Có thể bạn quan tâm:
ITPC – Tích Cực Xúc Tiến Thị Trường Và Kết Nối Giao Thương
Ấn Độ – Thị Trường Tiềm Năng Cho Các Nhà Đầu Tư Thông Minh
So Sánh Hình Thức Khuyến Mãi Và Quảng Cáo Trong Xúc Tiến Thương Mại
Mảnh đất màu mỡ cho giao lưu thương mại quốc tế
Hiện nay các ngành nghề như dệt may, công nghệ thông tin dược phẩm, vật liệu xây dựng hay năng lượng tái tạo,… là những lĩnh vực vô cùng tiềm năng mà cả hai nước đang tiến hành những kế hoạch nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư trong thời gian sắp tớiương
Theo ông Don Lâm, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital: Khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mặc dù chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Chỉ tính riêng trong năm 2020, cả nước có gần 135.000 doanh nghiệp mới với tổng số vốn đăng ký hơn 2.200 ngàn tỷ đồng (94 tỷ USD), điều này cho thấy sự tăng trưởng 29% về vốn đăng ký so với năm trước.
Quay trở lại năm 2016 theo các số liệu thống kê đã được báo cáo, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xuất phát từ Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên khoảng 3 năm sau nước ta đã đạt hơn 4,5 tỷ USD. Trong số đó các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ Ấn Độ bao gồm các loại linh kiện, máy tính, thiết bị, kim loại hóa chất,…
Hiện nay các doanh nghiệp lớn và nhỏ đã sẵn sàng khởi động lại cho giai đoạn hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam sau khi ại dịch covid đã được kiểm soát. Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm nhất lúc này đó chính là cơ hội khi hợp tác và phát triển giao dịch thương mại quốc tế Việt Nam – Ấn Độ .
Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng từ 2,6 tỷ USD đến gần 6,7 tỷ lệ USD tức đã tăng gần 3 lần. Các mặt hàng chủ lực của nước ta được xuất khẩu sang Ấn Độ như điện thoại, linh kiện máy tính, thiết bị,hóa chất
Theo ông Don Lâm Tổng giám đốc tập đoàn VinaCapital: mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và độ không chỉ dừng lại ở ở xuất nhập khẩu mà hiện nay các doanh nghiệp Ấn Độ đang coi Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong lĩnh vực đầu tư về dầu khí, khoáng sản, đường, thép, đào tạo ngành Công nghệ thông tin, đồng thời cũng là điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Còn theo đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam pranay Verma trong thời gian sắp tới Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác và để đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực tiềm năng nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giao dịch thương mại quốc tế. Đặc biệt Việt Nam nổi trội trong lĩnh vực chế biến thực phẩm nông nghiệp nên có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tiến hành đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay áp dụng kinh nghiệm để thúc đẩy lĩnh vực du lịch. Chính vì điều này, hai quốc gia có thể mở ra nhiều phương án để doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Ấn Độ bộ tham gia đầu tư liên kết lâu dài.
Ấn Độ với dân số hơn 1,4 tỷ dân là một trong những thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam ở khu vực châu Á, các doanh nghiệp Việt Nam Nam cần tận dụng cơ hội hợp tác để về mở rộng thị trường và tham gia vào các hoạt động thương mại đầy sôi động, nhất là trong các lĩnh vực như dệt may chế biến thực phẩm tại một đất nước đông dân như Ấn Độ.
Đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế gạt bỏ những rào cản vốn có
Kể từ năm 1972 hai nước việt nam và Ấn Độ đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và sau đó nâng cấp từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Tính đến thời điểm hiện tại Ấn Độ đã trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời Việt Nam cũng là đối tác Giao dịch Thương mại quốc tế lớn thứ tư của Ấn Độ trong khu vực Asean.
Nhìn nhận và đánh giá từ quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong nhiều năm qua, mức tăng trưởng xuất phát từ 200 triệu USD đã lên tới hơn 12 tỷ USD tính đến năm 2020. Tuy nhiên in con số này vẫn chưa thể hiện được rõ tiềm năng lớn mạnh của thị trường hai nước
Bên cạnh những bất đồng và khác biệt về văn hóa, doanh nghiệp của hai nước Việt Nam Ấn Độ độ hiện tại có rất ít thông tin về thị trường của nhau cũng như là thông tin về doanh nghiệp đối tác. Nguyên do là doanh nghiệp cả hai nước chưa có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư. Đứng trước tình hình đó những diễn đàn đầu tư đã và đang được tổ chức hiện nay chính là cầu nối giúp mối quan hệ giữa hai nước được tăng cường và và có nhiều cơ hội thúc đẩy. Bên cạnh đó cả hai bên cần phải nỗ lực mở rộng ảnh hưởng và tăng cường giao lưu thương mại quốc tế để phát huy hết tiềm năng thị trường.
Ngay từ bây giờ nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch covid các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Ấn Độ cần nắm bắt được các cơ hội hợp tác kinh doanh và đa dạng hóa nguồn cung cấp để thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu, có cơ hội khi tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thị trường thế giới.
Đứng trước tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đề nghị tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến, thúc đẩy đầu tư đa dạng, sử dụng nhiều hình thức để hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước nhận được nhiều cơ hội và đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giao thương quốc tế giữa hai quốc gia mạnh mẽ hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về giao dịch quốc tế giữa 2 nước Việt – Ấn hãy gọi ngay hotline của IICCI để được tư vấn trực tiếp.